Updated: Sep 14, 2015
"Người về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng cô mình cười" (ca dao)
Phải chăng đôi khi chỉ vì một ánh mắt, một nụ cười, một chiếc răng khểnh hay vì một điểm gì rất nhỏ rất riêng mà một người nhớ một người trọn cả đời, hay vì thế mà nên duyên nợ trăm năm? Riêng Tứ Diễm vì yêu thích chỉ mỗi một function mà tốn tiền rước nguyên bộ Thunder Stick Pro như hình bên dưới về nhà.
Tứ Diễm vừa mang thêm vào bài viết một số hình ảnh chụp trong khi dùng thử làm vài món. Nếu có hứng thú, mời cùng xem tiếp theo nha
Thật ra Tứ Diễm mua bộ Thunder Stick Pro nầy từ rất lâu rồi. Vì dạo đó bận rộn nhiều việc và cũng chưa đam mê lăn vào bếp, mua về xong dùng vài lần rồi đem cất trong tủ, ít khi dùng đến. Về sau nầy có nhiều loại máy khác nên cũng lười không nghĩ đến việc mang ra dùng. Hôm qua dọn tủ lấy chỗ cất bộ nồi Royalty Line Switzerland Stainless Steel Cookware, tiện tay mang bộ Thunder Stick Pro ra, sẵn có bao sữa Skim Milk vừa mua trong tủ lạnh nên Tứ Diễm mới mang ra dùng. Nhân tiện mang vào đây bầy hàng luôn.
Tản Mạn Bên Lề
Thunder Stick Pro cũng thuộc loại As Seen On TV, với lời quảng cáo là "8 Appliances in 1". Có thể thể dùng như multi-purpose blender, grinder và food processor system bao gồm các công dụng blends, chops, grinds, whips, mixes, purees, processes và juices.
Nghe quảng cáo có vẻ hấp dẫn hén. Hồi đó Tứ Diễm xem quảng cáo trên truyền hình, không hứng thú cho lắm với các công dụng khác vì ở nhà đã có đầy đủ máy rồi. Tứ Diễm chỉ mê duy nhất một function độc đáo của bộ Thunder Stick Pro nầy. Đó là có thể dùng blade A (Aerates) đánh sữa nổi xốp bông lên thành whipping cream trong một vài phút.
Trong video clip bên dưới tuy họ quay với mục đích quảng cáo cho bộ Thunder Stick Pro nhưng khá hữu ích vì giới thiệu ngắn gọn một số điểm chính và cách dùng bộ Thunder Stick Pro
Thuở đó, thích thì thích vậy thôi chứ Tứ Diễm không nghĩ đến việc mua sản phẩm qua việc trả tiền bằng credit card qua điện thoại. Rồi trong một lần tình cờ, Tứ Diễm thấy một quầy bán các sản phẩm As Seen On TV trong một khu mua sắm nên tò mò ghé xem và thấy họ có bán bộ Thunder Stick Pro nầy dù biết là giá bán quá đắt, không đáng để phí tiền.
Vào thuở ấy chưa có việc quảng cáo, chia sẻ thông tin đa dạng trên mạng internet như hiện nay. Nhất là bên Canada cũng không có nhiều chọn lựa. Có những món hàng bán rất phổ biến bên Mỹ, nhưng tìm đỏ mắt cũng không thấy bán bên nầy. Thêm vào nữa vì Tứ Diễm tò mò, rất muốn thử nghiệm xem có thật có thể đánh sữa nổi xốp thành whipping cream hay không nên Tứ Diễm không đắn đo mà... nhắm mắt mua luôn.
Thunder Stick Pro
Bộ Thunder Stick Pro nầy không lớn nhưng gồm nhiều thứ phụ tùng lặt vặt như trong hình bên dưới.
Trong hình bên dưới là Motor Unit cùng các phụ tùng Tứ Diễm vẫn giữ chung với nhau để sử dụng thường ngày. Riêng máy Dry Grinder không thuận tiện khi dùng và lại thua xa máy Portable Coffee Grinder Tứ Diễm đã có nên Tứ Diễm đem cất, không dùng đến nữa.
Mixing Container
Họ hà tiện chỉ bán kèm một ly nhựa mỏng dùng để đựng thực phẩm khi dùng máy để blend, chop, mix, vv.. vv.. nên phải "handle with care". Nếu là một ly thủy tinh kiểu như Pyrex thì sẽ đẹp và bền hơn nhiều.
Tứ Diễm thích dùng các loại Pyrex và những bìnhr thủy tinh sẵn có ở nhà hơn là container nhựa bán kèm theo máy.
Food Processor
Máy Food Processor dung tích nhỏ, chỉ hợp để xay rau củ số lượng ít. Tứ Diễm không hứng thú với công dụng nầy vì đã có sẵn máy Cuisinart Food Processor hữu dụng hơn nhiều. Tứ Diễm cũng đã có vài máy Food Processor nhỏ dùng để xay các món lặt vặt số lượng ít rồi.
Dry Grinder
Máy Dry Grinder cũng nhỏ như trong hình với vài lưỡi dao khác nhau. Có thể dùng lưỡi dao D để xay nhuyễn (grind) hay dùng lưỡi dao E để xay vụn (grates).
Tuy nhiên khi dùng, Tứ Diễm thấy nhiều điểm rất bất tiện. Thứ nhất là dung tích nhỏ, mỗi lần chỉ xay được một chút ít. Kế đến, cách chế tạo không tiện dùng vì cần phải gỡ phần motor ra khỏi lưỡi dao, gỡ nắp và mở nắp mới lấy được một chút thực phẩm trong cối ra.
Tứ Diễm đã dùng thử xay gạo rang thành thính, nhưng chỉ dùng vài lần thì trục nhựa của lưỡi dao cọ sát vào phần nắp rồi bị nóng chẩy và biến dạng như trong hình bên dưới.
Mà thính cũng không thể xay thật mịn được. Nói chung là rất bất tiện và thua xa khi dùng loại máy Portable Coffee Grinder Tứ Diễm vẫn dùng. Do đó, Tứ Diễm cũng không hứng thú với công dụng nầy.
Hand Blender, Mixer, Chopper, Whipper, Juicer
Thoạt nhìn thì cũng tương tự như các loại máy Hand Blender khác, cũng là một trục kim loại gắn với một động cơ (motor) có thể nhấn nút để trục xoay tròn theo tốc độ nhanh chậm tùy ý.
Nhưng loại máy Thunder Stick Pro nầy có bán kèm ba loại lưỡi dao với nhiều công dụng khác nhau. Trong hình bên dưới theo thứ tự từ trái sang phải là dụng cụ giúp gỡ lưỡi dao ra khỏi máy cùng các lưỡi dao: blade B (blends), blade A (aerates) và blade C (chops). Tứ Diễm chỉ vì thích công dụng của lưỡi dao blade A nên mới mua bộ Thunder Stick Pro nầy.
Mỗi lưỡi dao đều có thể dùng vào nhiều công dụng khác nhau. Tùy theo món mà mình chọn loại lưỡi dao thích hợp, hay có khi dùng lần lượt vài lưỡi dao làm từng phần rồi kết hợp chung thành món ăn. Bộ Thunder Stick Pro Blender của Tứ Diễm bán kèm bốn loại lưỡi dao như trong hình bên dưới. Theo thứ tự từ trái qua phải là blade B (blends), blade A (aerates), blade C (chops) và raw meat grinder blade. Phía dưới là dụng cụ giúp gỡ lưỡi dao ra khỏi trục máy.
Tứ Diễm copy lời chỉ dẫn từ quyển manual vào đây để vị nào thích tìm hiểu có thể xem qua cho biết.
Blade A (Aerates)
Đây là lưỡi dao Tứ Diễm mê nhất vì các máy có sẵn ở nhà không làm được việc làm nổi xốp sữa. Với ai thích uống cà phê kiểu đánh nổi xốp có lẽ cũng thích công dụng nầy. Để khi nào có thời gian, Tứ Diễm sẽ thử dùng đánh lòng trắng xem bánh bông lan có nổi xốp nhiều hơn hay không.
Blade B (Blends)
Lưỡi dao B cũng khá tiện lợi với các công dụng được chỉ dẫn trong hình bên dưới
Blade C (Chops)
Lưỡi dao C giúp nghiền nát hay xay nhuyễn nhiều loại thực phẩm kể cả nước đá như chỉ dẫn trong hình bên dưới.
Raw Meat Grinder Blade
Ngoài ra máy còn bán kèm theo lưỡi dao như trong hình bên dưới, giúp xay nhuyễn các loại thịt
Có thể xem toàn bộ nội dung quyển User Manual tại đây
Cách Sử Dụng
Bộ Thunder Stick Pro nầy cấu trúc khá đơn giản. Phần quan trọng nhất có gắn động cơ (motor) giúp làm xoay trục các máy phụ gắn kèm.
Trong hình bên dưới (Tứ Diễm trích từ quyển manual) chỉ dẫn cách gắn các máy phụ và phần motor chính.
Các lưỡi dao A, B, C hay Raw Meat Grinder Blade có thể dễ dàng gắn vào trục chính bằng tay và được gỡ rời ra khỏi trục dùng dụng cụ bán kèm theo máy như chỉ dẫn trong hình bên dưới
Có thể xem toàn bộ nội dung quyển User Manual tại đây
Bộ Thunder Stick Pro nầy có nhiều phụ tùng lặt vặt nên Tứ Diễm phải xếp chung vào một hộp nhựa để khỏi bị thất lạc.
Vài Hình Ảnh Món Ăn
Như đã nhắc đến ở trên, lúc mua xong Tứ Diễm chỉ dùng vài lần rồi không dùng đến nên chưa có hình chụp khi làm các món ăn. Trong quyển manual họ có quảng cáo hình vài món nên Tứ Diễm mượn mang vào bài viết để nhìn cho vui mắt
Bên dưới là một số món ăn khác có thể dùng bộ Thunder Stick Pro
Thính
Tứ Diễm dùng Dry Grinder xay gạo rang làm thính nhưng kết quả không như ý mà lại tốn nhiều thời gian trong khi dùng và dọn rửa. Đó là chưa kể trục nhựa bị nóng chẩy dính chặt vào phần nắp, rất khó khăn mới gỡ rời ra được. Tứ Diễm thích dùng máy xay sinh tố (Blender) xay gạo rang cho nhuyễn, sau đó rây lấy phần thính thật mịn. Phần còn thô, dùng Portable Coffee Grinder xay cho nhuyễn mịn.
Foamy Milk
Ngoài ra, Tứ Diễm dùng lưỡi dao A (Aerate) đánh sữa Skim Milk cho nổi xốp lên, sẽ mang hình vào sau nha. Một điểm thú vị là bắt buộc phải dùng sữa Skim Milk hay các loại non fat liquid thì mới có thể đánh nổi xốp lên được. Đây là một ưu điểm cho những ai thích các món với whipping cream mà lại muốn giữ eo thì có thể dùng sữa Skim Milk (0.1% fat) thay cho Heavy Whipping Cream (35% fat). Nếu muốn giữ độ nổi xốp lâu hơn thì cần dùng gelatin chung với sữa Skim Milk. Theo quảng cáo, có thể đánh nổi cà phê giống như loại mua ngoài tiệm nữa. Như vậy, khỏi cần mua máy espresso machine mà vẫn có foamy milk để pha vào tách cà phê loại espresso coffee.
Lúc mới mua về Tứ Diễm ỷ y không đọc quyển manual vì đã xem cách dùng khi họ quảng cáo trong TV rồi nên thử dùng lưỡi dao A đánh sữa Homo 4%, kết quả thật thất vọng vì không thấy nổi xốp như mong muốn. Thử với sữa 2% cũng không thấy nổi xốp. Mãi đến khi đọc quyển manual mới thấy họ có viết rõ là bắt buộc phải dùng sữa Skim Milk hay các loại sữa không có chất béo.
Topping Cream
Dùng blade A đánh 1/2 cup Skim Milk (thật lạnh - iced cold) với một chút đường và vanilla đến khi nổi xốp lên như Topping Cream, có thể ăn kèm với trái cây tươi. Nên ăn ngay sẽ ngon hơn. Nếu nấu gelatin trộn với sữa Skim Milk xong để thật lạnh rồi mới đánh nổi xốp thì Topping Cream Skim Milk sẽ giữ được độ nổi xốp lâu hơn. Với cách làm nầy, có thể tha hồ ăn ngon mà vẫn không tiêu thụ nhiều chất béo vì Skim Milk chỉ có 0.1% fat.
Trong hình ở trên, Tứ Diễm cho một ít sữa Skim Milk để trong tủ lạnh cùng chút đường vào một lọ thủy tinh rồi dùng blade A đánh cho nổi lên. Có thể thấy chỉ với một ít sữa nhưng sau khi đánh nổi xốp, Tứ Diễm có được một lo Topping Cream xốp nhẹ như bông giống như trong hình ở trên. Nếu để sữa trong freezer cho thật lạnh, khi đánh sẽ càng nổi xốp ngon hơn nữa.
Ice Cream
Với lưỡi dao A, Tứ Diễm có thể làm Ice Cream tại nhà với sữa Skim Milk chứ không cần phải dùng Heavy Cream hay Whipping Cream nữa. Như vậy tha hồ ăn Ice Cream thoải mái mà khỏi lo lên ký hén. Sẵn còn một số trái đào (peach)) đã chín, Tứ Diễm đem làm kem luôn vì đào đã đủ ngọt nên không cần thêm đường. Dùng lưỡi dao A đánh sữa Skim Milk đã để thật lạnh cho nổi xốp rồi cho các miếng đào vào đánh cho tan đều. Cho hỗn hợp vào hộp đậy nắp kín, cất freezer. Sau vài tiếng xới đều, cất freezer. Vậy là đã có Peach Ice Cream low fat để ăn. Lại "thanh toán" xong mớ trái đào chín đó nữa vì Tứ Diễm chỉ thích ăn đào khi còn có độ giòn, không thích ăn khi đào đã chín mềm.
Trong hình ở trên là Peach Ice Cream Tứ Diễm làm thử lần đầu tiên. Mầu hơi sậm vì đào đã chín và Tứ Diễm để nguyên vỏ.
Frozen Yogurt
Tứ Diễm dùng lưỡi dao A đánh sữa Skim Milk cho nổi xốp, thêm ít đường và plain yogurt đánh cho nổi rồi cho vào hộp đậy kín nắp cất freezer. Sau vài tiếng xới đều, cất freezer. Vậy là có Frozen Yogurt để ăn rồi đó mà rất ít chất béo vì dùng Skim Milk, thay vì phải dùng Heavy Cream 35%.
Trong hình ở trên là Frozen Yogurt Tứ Diễm làm thử lần đầu tiên, rất đơn giản dễ làm mà cũng ngon lắm đó. Và quan trọng là không nhiều chất béo, phù hợp với ai cần giảm cân mà vẫn thích ăn vặt.
Tomato Paste
Sẵn có cà chua trong tủ lạnh, Tứ Diễm đem xào cà chua, nêm nếm xong dùng lưỡi dao B (Blend) đánh cho cà chua trong nồi nhuyễn thành paste. Vì nồi không sâu, lượng cà chua lại hơn phân nửa nồi nên Tứ Diễm dùng loại Mixing Bowl Splatter Guard giống như hình bên dưới đậy lên miệng nồi trước khi dùng Thunder Stick Pro xay nhuyễn cà chua. Nhờ Mixing Bowl Splatter Guard đã đậy kín miệng nồi nên Tư' Diễm thoải mái di chuyển máy Thunder Stick Pro mà không lo làm sauce cà chua văng tung tóe.
Loại Mixing Bowl Splatter Guard nầy có thể nhìn xuyên qua thấy phần thực phẩm đựng bên dưới. Phần chính giữa làm bằng silicone nên có độ mềm dẻo uyển chuyển, giúp máy Hand Mixer hay Hand Blender di chuyển dễ dàng
Hình bên dưới cho thấy khi dùng loại Mixing Bowl Splatter Guard nầy, vẫn có thể đánh trứng bằng máy Hand Mixer dễ dàng
Đây là vài tấm hình Tứ Diễm chụp trong khi dùng thử Thunder Stick Pro blade B để xay nhuyễn sauce cà chua thành tomato paste. Nồi không đủ sâu nên Tứ Diễm dùng Mixing Bowl Splatter Guard như trong hình thấy rất tiện lợi vì không lo sauce cà chua văng khắp nơi trong khi dùng máy đánh nhuyễn.
Xay xong Tứ Diễm cho thêm ít dried parsley lên mặt tomato paste. Dùng xong rửa máy và splatter guard cũng rất nhanh, gọn.
"Aging" Rượu Nho
Tứ Diễm thấy người ta chỉ một mẹo vặt để làm tăng hương vị của rượu nho là "aerate" rượu dùng blender. Để hôm nào Tứ Diễm sẽ thử dùng blade A "aerate" xem rượu nho tự làm ở nhà có ngon hơn hay không.
Từ bây giờ Tứ Diễm sẽ đem bộ Thunder Stick Pro nầy ra dùng thường xuyên hơn và sẽ loạn bàn thêm trong các bài khác viết sau nhau.
Ghi Chú Thêm
Hôm qua Tứ Diễm xem trong youtube thấy họ quảng cáo loại máy Thunder Stick Pro mới hơn nên có một số ưu điểm tốt hơn so với bộ Thunder Stick Pro Tứ Diễm mua dạo xưa. Bộ mới họ cải tiến Food Processor thấy có nhiều ưu điểm tốt và tiện dụng hơn. Có thể cho thực phẩm vào từ từ trong khi dùng, chứ không cần phải ngưng máy, mở nắp, cho thực phẩm, đậy nắp, bật máy như bộ Tứ Diễm đang có. Ngoài ra họ chế một trục xoay với bốn lưỡi dao nên có thể xay nát nhuyễn mọi thứ dễ và mạnh hơn. Nói chung là nhìn thú vị hơn so với bộ Thunder Stick Pro trong hình bên dưới
Tứ Diễm "đi dạo" trên mạng internet, tình cờ tìm thấy có loại máy do công ty khác sản xuất cũng có ba loại lưỡi dao A, B và C giống bộ Tứ Diễm đang có, giá bán là $179.99 nhưng lại không có bán kèm Food Processor và Dry Grinder. Như vậy tính ra bộ Tứ Diềm mua cũng còn rẻ hơn. Tuy nhiên loại máy đó do Thụy Sĩ sản xuất nên phẩm chất chắc tốt hơn nhiều so với loại máy "as seen on TV" như của Tứ Diễm. Nếu vị nào có hứng thú muốn mua các loại máy tương tự, có thể google với keyword "immersion blender" sẽ thấy có nhiều nhãn hiệu với giá bán khác nhau, Theo ý Tứ Diễm nếu mua loại máy có bán kèm máy Dry Grinder hay Food Processor thì nên mua loại các lưỡi dao có trục stainless steel, đừng mua loại có trục bằng nhựa cứng như bộ Thunder Stick Pro nầy.
Tạm kết thúc bài viết nầy ở đây nha. Có lẽ từ bây giờ Tứ Diễm sẽ mang bộ Thunder Stick Pro nầy ra sử dụng thường xuyên hơn và sẽ update bài viết thêm sau.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét